PHA TÁCH TRÀ Ô LONG HOÀN HẢO CẢ HƯƠNG LẪN VỊ

Cách thức pha Trà Ô long của người Việt không quá cầu kỳ, đó là cách pha trà bình dị mà tinh tế. Tách trà sau khi pha phải giữ được màu vàng sánh trong xanh, hương thơm dạt dào, vị đắng chát và hậu vị ngọt mát.

Để tạo nên tách Trà Ô long hoàn hảo cả hương lẫn vị, cần lưu ý ba yếu tố: nguồn nước, nhiệt độ và thời gian hãm trà.

  • Nguồn nước: suối thượng nguồn, nước giếng chùa cổ trên núi đá hay nước sương đọng trên lá sen... là những loại nước đặc biệt mà trà nhân dùng để pha trà. Thực tế hơn, nếu sống ở vùng quê thì có thể dùng nước mưa hoặc nước giếng trong lành để pha trà. Nếu ở thành phố nước giếng đa số nặng mùi và có chứa hàm lượng ion kim loại nặng hay các vi lượng trong nước máy sẽ làm mất đi hương vị trà.
  • Nhiệt độ cần thiết: nước phải nóng ở trên 85°C, tùy loại có thể 92°C – 96°C, không dùng nước bình thuỷ và nước không đủ nhiệt độ để pha, nếu làm vậy, trà sẽ không đủ độ để bốc đầy đủ hương vị. Lưu ý nước phải đun đến đủ độ sôi già (100 °C). Bởi vì sau thời gian thực hiện các thao tác làm nóng ấm chén, rửa trà thì lúc này nhiệt độ nước đã giảm đến mức yêu cầu.
  • Thời gian hãm trà: Trà Ô long thông thường có thể pha 4 – 6 lần, loại tốt hẳn 8-10 lần. Thời gian hãm trà khoảng 30 giây đến dưới 1 phút.

Ngoài ra, trong quá trình pha chế cần lưu ý thêm bốn yếu tố quan trọng:

  • Nên dùng chén tống để rót sạch nước Trà Ô Long trong ấm sau mỗi lần pha và giữ nguyên xác trà khô trong ấm cho lần pha kế tiếp (xác trà này đảm bảo chất lượng trong vòng 4 giờ).
  • Không nên hãm trà quá lâu sẽ làm nước trà chuyển sang màu đỏ bầm, chát gắt và giảm hương.
  • Mở nắp ấm pha Trà Ô Long sau khi rót trà ra tống để tránh nhiệt độ cao trong ấm làm trà tiếp tục bị oxy hóa.
  • Nước sôi dùng một lần không hết thì đổ đi. Tuyệt đối không nên đem đi đun lại, bởi nước như vậy đã nhạt, đã mất đi cái trong lành tươi mát của nước, do lượng oxy hòa tan trong nước phần lớn đã mất đi khiến trà không bốc hương đầy đủ.

Hotline: 1800 6779